Đăng ký giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp vốn nước ngoài

Đăng ký giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp vốn nước ngoài

giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp vốn nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Trong bài viết này, Kế Toán Phạm Gia sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện, giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất thủ tục và đi vào hoạt động suôn sẻ!

giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu

Thủ tục đăng ký giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp vốn nước ngoài

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

(Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư.

***Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư***

Hồ sơ chung:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
  • Hợp đồng thuê nhà/văn phòng để làm địa điểm thực hiện dự án.
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân người Việt Nam (áp dụng khi đầu tư chung với nhà đầu tư Việt Nam).
  • Văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo số dư tương đương hoặc lớn hơn số vốn đầu tư. Nếu tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, giấy tờ này cần được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch thuật và công chứng sang tiếng Việt.
  • Đề xuất dự án đầu tư, bao gồm các thông tin:
    • Nhà đầu tư thực hiện dự án.
    • Mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư và phương án huy động vốn.
    • Địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện.
    • Nhu cầu sử dụng lao động.
    • Đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư.
    • Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu

Hồ sơ bổ sung nếu nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:

  • Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ bổ sung nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:

  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài.
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp tại Việt Nam.
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán trong vòng 2 năm gần nhất, cần hợp pháp hóa lãnh sự và còn hiệu lực trong vòng 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

Lưu ý: 

Nếu dự án đầu tư được triển khai tại hai tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên, nhà đầu tư cần nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt (hoặc dự kiến đặt) văn phòng điều hành để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trường hợp dự án đã đi vào hoạt động, hồ sơ nộp tương tự nhưng thay vì văn bản đề nghị thực hiện dự án, nhà đầu tư cần cung cấp báo cáo về tình hình triển khai dự án từ khi bắt đầu đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.

giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu

Đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

(Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

Dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư

  • Không cần nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ tự động cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc sau khi nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
  • Nếu dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ hai tỉnh, thành phố trở lên, Thủ tướng Chính phủ sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh nơi dự án được triển khai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thầu:

  • Nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận trong vòng 05 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu

Bạn đang cần đăng ký Giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài một cách nhanh chóng, đúng pháp lý? Đừng ngần ngại liên hệ Kế Toán Phạm Gia qua hotline 0933 897 287 để được tư vấn miễn phí!

Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài của Kế Toán Phạm Gia đã giúp hàng ngàn doanh nghiệp có vốn nước ngoài xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành công. Và chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp của bạn!

Các câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp vốn nước ngoài có bắt buộc đăng ký giấy phép đầu tư không?

Giấy phép đầu tư, hay còn gọi chính xác là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC – Investment Registration Certificate), là văn bản pháp lý xác nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư, cho phép họ thực hiện hoạt động kinh trên một địa bàn cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo Điều 37 Luật Đầu tư 2020, các trường hợp bắt buộc phải đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 23 Luật Đầu tư 2020.

giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu

Như vậy, cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì bắt buộc phải đăng ký Giấy phép đầu tư.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài

Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?

Doanh nghiệp vốn nước ngoài sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư rõ ràng, hợp pháp.
  • Phù hợp với quy hoạch phát triển theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 33 Luật Đầu tư 2020.
  • Đáp ứng yêu cầu về suất đầu tư trên mỗi đơn vị diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có quy định).
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo các cam kết quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam.
5/5 - (1 bình chọn)
Tác giảPhạm Xuân Hiệu

Tốt nghiệp cả hai trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu và Đại học Kinh tế TPHCM. Ông Xuân Hiệu là người đứng đầu công ty Kế Toán Phạm Gia, một công ty chuyên tư vấn, cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực kế toán và tài chính cực kỳ uy tín. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng với trình độ chuyên môn cao và kiến thức thực tế trong lĩnh vực tư vấn thuế, dịch vụ kế toán, tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư chứng khoán,… Ông và công ty đến nay đã cung cấp cho Quý khách hàng và đối tác những dịch vụ có chất lượng, uy tín và chuyên nghiệp, thỏa mãn nhu cầu ngày càng phát triển của các Doanh nghiệp.

Xem thêm
Bài viết liên quan
  • Làm Lý Lịch Tư Pháp Số 1 Cần Những Gì ?

    Nếu bạn đang xin việc, làm thủ tục định cư hay bổ sung hồ sơ pháp lý, lý lịch tư pháp số 1 có thể là giấy tờ bắt buộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm lý lịch tư pháp số 1 cần những gì ? Hãy cùng Kế Toán Phạm Gia tìm hiểu...

  • Làm Lý Lịch Tư Pháp Số 2 Cần Những Gì

    Làm Lý Lịch Tư Pháp Số 2 Cần Những Gì ?

    So với lý lịch tư pháp số 1, lý lịch tư pháp số 2 có sự khác biệt rõ rệt về đối tượng sử dụng và nội dung thông tin. Để xin được giấy tờ này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và tuân thủ quy trình chặt chẽ. Vậy, làm lý lịch...

  • Hướng dẫn kê khai thuế cho thuê nhà qua mạng

    Bạn đang có nhà cho thuê nhưng chưa biết cách kê khai thuế như thế nào? Đừng lo lắng! Trong bài viết này, Kế Toán Phạm Gia sẽ hướng dẫn bạn từng bước kê khai thuế cho thuê nhà qua mạng, giúp bạn hoàn thành thủ tục dễ dàng mà không cần mất thời gian...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận