DỊCH VỤ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH

DỊCH VỤ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH

DỊCH VỤ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH

Thay đổi đăng ký kinh doanh cũng là một trong những thủ tục pháp lý mà doanh nghiệp thường xuyên thực hiện trong quá trình hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phù hợp với thị trường & đối tác.

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu hoàn tất hồ sơ, thủ tục thay đổi tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, … Hãy tham khảo ngay dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Phạm Gia. Chỉ từ 245k, quý khách hàng đã có thể trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, nhận giấy phép kinh doanh tận nơi, nhanh chóng và cam kết không phát sinh chi phí.

tim-hieu-ve-dich-vu-thay-doi-giay-phep-kinh-doanh.

Tìm hiểu dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tphcm

Nội dung bài viết:

Cơ sở pháp lý về luật

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

1. Tìm hiểu về việc thay đổi giấy phép kinh doanh

Để phù hợp với quy mô cũng như định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, khi có các thay đổi thông tin như: Tên công ty, địa chỉ trụ sở, người đại diện, bổ sung ngành nghề hay tăng/giảm vốn điều lệ… doanh nghiệp cần thực hiện thay đổi giấy đăng ký kinh doanh.

Đây là việc làm bắt buộc khi có sự thay đổi nội dung trên giấy phép kinh doanh để không ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp và tránh những xử phạt hành chính không nên có.

2. Hồ sơ cần chuẩn bị khi thay đổi giấy phép kinh doanh

Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp bao gồm:

  • Thông báo đổi tên doanh nghiệp của doanh nghiệp;
  •  Quyết định đổi tên doanh nghiệp;
  •  Biên bản họp về việc đổi tên doanh nghiệp;
  •  Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.

Hồ sơ thay đổi trụ sở chính bao gồm:

  • Thông báo đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp;
  • Quyết định đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp;
  • Biên bản họp về việc đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ;
  • Mẫu 09 – 27 của chi cục thuế cũ.

Hồ sơ thay đổi đại diện pháp luật bao gồm:

  • Thông báo đổi đại diện pháp luật của doanh nghiệp;
  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp;
  • Quyết định đổi đại diện pháp luật doanh nghiệp;
  • Biên bản họp về việc đổi đại diện pháp luật doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ;
  • Bản sao CMND/hộ chiếu của đại diện pháp luật mới.

Hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Quyết định đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Biên bản họp về việc đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.

Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ bao gồm:

  • Thông báo đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp
  • Quyết định đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp;
  • Biên bản họp về việc đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Chứng nhận góp vốn của thành viên/cổ đông.

3. Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh sẽ bao gồm những gì?

Sau khi hoàn thiện các giấy tờ cần thiết, trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm có thay đổi, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ để thay đổi đăng ký kinh doanh bằng một trong hai hình thức sau:

thu-tuc-thay-doi-giay-phep-kinh-doanh-gom-nhung-gi

Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh gồm những gì?

3.1. Thay đổi giấy phép kinh doanh trực tiếp

Bước 1: Biên soạn đầy đủ hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật

Doanh nghiệp sẽ tiến hành biên soạn hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh theo đúng các nội dung đã đề cập ở bên trên.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tới sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được doanh nghiệp hoặc tổ chức được doanh nghiệp ủy quyền tới nộp tại sở KH & ĐT, nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính theo hình thức nộp trực tiếp.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh từ Sở Kế Hoạch và Đầu Tư

Sở KH và ĐT xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận và kết quả được quả sau 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ thiếu sót, Sở KH & ĐT sẽ hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung cho đến khi hồ sơ đầy đủ & hợp lệ.

Bước 4: Cập nhật thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia

Sau khi doanh nghiệp hoàn tất thay đổi đăng ký kinh doanh, cần cập nhật nội dung thay đổi trên cổng thông tin quốc gia theo đúng quy định pháp luật về Luật doanh nghiệp.

3.2. Thay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng

Đối với trường hợp này người thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải có tài khoản đăng ký kinh doanh mới có thể làm hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh, bao gồm:

  • Bước 1: Doanh nghiệp cũng tiến hành soạn 1 bộ hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh đầy đủ.
  • Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến trên website cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkyquamang.dkkd.gov.vn
  • Bước 3: Theo dõi Email phản hồi từ Phòng đăng ký kinh doanh. Thông thường sau từ 1-3 ngày làm việc sẽ nhận được thông báo phản hồi Hồ sơ qua Email.
  • Bước 4: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận và kiểm tra chính xác tính hợp lệ của bộ hồ sơ.
  • Bước 5: Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh cấp sẽ Giấy chứng nhận doanh nghiệp sửa đổi và giấy xác nhận sửa đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

4. Hướng dẫn thủ tục thay đổi địa chỉ công ty

4.1. Thay đổi địa chỉ công ty khác quận, huyện

Bước 1. Chốt hồ sơ thuế tại cơ quan thuế cũ:

Theo Khoản 1 Điều 47 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp cần làm thủ tục chốt thuế với cơ quan thuế cũ đang quản lý điều này có thể dẫn tới việc doanh nghiệp có thể phải quyết toán thuế trước khi chuyển đi hoặc chuyển toàn bộ số liệu thuế qua quận mới.

Hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế (Mẫu 08-MST) (2 bản);
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ;
  • Bản sao đăng ký kinh doanh của Công ty (2 bản).

Thời gian giải quyết hồ sơ là từ 10-15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ lên cơ quan thuế quản lý.

Bước 2: Thay đổi giấy phép kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT

Chuẩn bị hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty: Theo Khoản 2 Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty khác quận, khác tỉnh gồm có:

  • Thông báo thay đổi trụ sở công ty (theo mẫu tại Phụ lục II-1 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) do người đại diện theo pháp luật ký;
  • Đối với công ty cổ phần: Quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi địa chỉ công ty;
  • Đối với công ty TNHH 1 thành viên: Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi địa chỉ công ty;
  • Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi địa chỉ công ty;
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu công ty chưa đăng ký số điện thoại khi thành lập);
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở KH&ĐT (nếu có);
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.

Trong vòng 3 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ có thông báo kết quả hồ sơ là hợp lệ thì sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với địa chỉ mới. Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nộp hồ sơ chuyển thuế tới cơ quan quản lý thuế tại quận/huyện mới, hồ sơ gồm:

  • Bản sao thông báo về việc người nộp thuế chuyển địa điểm (Mẫu 09-MST) (2 bản);
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu cần);
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới (2 bản).

Lưu ý:

  • Trong thời gian chuyển quận thì doanh nghiệp không được xuất hóa đơn đầu ra
  • Đặt bảng hiệu mới theo địa chỉ mới
  • Thông báo về việc thay đổi địa chỉ công ty cho Khách hàng, ngân hàng, đối tác …
  • Nộp thông báo thay đổi thông tin địa chỉ mới trên hóa đơn lên cơ quan thuế

4.2 Thay đổi địa chỉ công ty cùng quận huyện

Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, việc chuyển địa chỉ kinh doanh cùng quận không làm ảnh hưởng tới cơ quan quản lý thuế của Doanh nghiệp. Nên Doanh nghiệp không cần làm các thủ tục gì liên quan tới thuế, mà chỉ cần làm hồ sơ trên Sở Kế hoạch và đầu tư.

Hồ sơ thay đổi địa chỉ Doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và đầu tư bao gồm:

  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thay đổi địa chỉ của công ty;
  • Quyết định của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH một thành viên/hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên, của Công ty Hợp danh hoặc của Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc thay đổi địa chỉ Công ty;
  • Biên bản họp hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên, của Công ty Hợp danh hoặc của Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc thay đổi địa chỉ Công ty;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở KH&ĐT (nếu có);
  • Bản sao công chứng còn thời hạn CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.

Trong vòng 3 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ có thông báo kết quả hồ sơ là hợp lệ thì sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với địa chỉ mới. Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Báo giá phí dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Phạm Gia 

Nắm bắt được nhu cầu sử dụng dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tphcm ngày càng gia tăng. Đồng thời thấu hiểu được những mong mỏi của khách hàng, Phạm Gia luôn luôn cập nhật, cải tiến để cung cấp đến khách hàng các gói dịch vụ đầy đủ với giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường.

dich-vu-thay-doi-giay-phep-dang-ky-kinh-doanh-gia-thanh-nhu-the-nao

Dịch vụ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh có giá thành như thế nào?

Do quy trình thực hiện dịch vụ và thủ tục khác nhau, nên chi phí của mỗi gói dịch vụ tại Phạm Gia sẽ có sự thay đổi và chênh lệch nhẹ. Vì vậy, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0933.897.287 hoặc đăng ký tư vấn tại ketoanphamgia.com để nhận bảng giá đầy đủ, nhanh chóng và chính xác. Phạm Gia cam kết lệ phí dịch vụ luôn tương xứng với chất lượng và không phát sinh chi phí sau khi đã ký hợp đồng dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh với khách hàng.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Phạm Gia?

Với những đơn vị chưa có đội ngũ chuyên môn cao về am hiểu pháp lý doanh nghiệp thì Phạm Gia hiểu rằng việc thay đổi giấy phép kinh doanh là vấn đề không hề đơn giản. Chính vì vậy mà những đơn vị tư vấn pháp lý doanh nghiệp như Phạm Gia chính là một giải pháp hữu hiệu, giúp doanh nghiệp của bạn gỡ bỏ mọi thủ tục rắc rối trong thời gian sớm.

Đến với Phạm Gia, chúng tôi luôn coi trọng yếu tố chất lượng và giá trị dịch vụ. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn tận tình, làm việc chu đáo nhằm mang đến sự hài lòng cho Quý khách hàng. 

dich-vu-thay-doi-giay-phep-kinh-doanh-tphcm.

Những lợi ích khi khách hàng sử dụng dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

Khi lựa chọn sử dụng dịch vụ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh của Phạm Gia, quý khách hàng sẽ được tận hưởng những lợi ích vượt trội như:

  1. Tiết kiệm, tối ưu thời gian, công sức đi lại.
  2. An tâm về chi phí, đảm bảo tài chính cá nhân.
  3. Hồ sơ cung cấp đơn giản.
  4.  Quy trình làm việc rõ ràng, đảm bảo tiến độ diễn ra đúng kế hoạch.
  5. Được Phạm Gia tư vấn và hỗ trợ kịp thời các vấn đề phát sinh (nếu có).
  6. Sử dụng các dịch vụ đi kèm với chi phí ưu đãi.

Phạm Gia lựa chọn hướng phát triển bền vững, chú trọng chất lượng dịch vụ, đề cao uy tín thương hiệu của công ty. Do đó, mà các doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại TPHCM

Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Phạm Gia

Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh (GPKD) là một trong những dịch vụ được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn vì doanh nghiệp sẽ được tư vấn đầy đủ các công việc cần làm trước và sau khi thay đổi GPKD. Với mức chi phí hợp lý, Phạm Gia thực hiện thủ tục nhanh chóng, đúng luật trong quá trình thực hiện việc thay đổi GPKD cho doanh nghiệp.

Nội dung dịch vụ thay đổi GPKD tại Phạm Gia bao gồm:

  • Thay đổi tên doanh nghiệp;
  • Thay đổi địa chỉ công ty;
  • Thay đổi địa chỉ (chưa đổi con dấu);
  • Thay đổi ngành nghề bổ sung;
  • Thay đổi đại diện pháp luật;
  • Tăng vốn điều lệ công ty;
  • Mã hóa ngành nghề kinh doanh;
  • Bổ sung cập nhật thông tin số điện thoại, email, fax, website;
  • Lập sổ đăng ký thành viên/cổ đông, chứng nhận góp vốn thành viên/cổ đông;
  • Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh/VPĐD/địa điểm kinh doanh;
  • Thay đổi chủ sở hữu;
  • Thay đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Cấp lại giấy phép kinh doanh (do bị thất lạc);
  • Thành lập chi nhánh/VPĐD/địa điểm kinh doanh/;
  • Giảm vốn điều lệ công ty ;

Quy trình làm việc trong dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Phạm Gia

Để khách hàng hiểu rõ hơn về dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Phạm Gia, chúng tôi xin chia sẻ quy trình thực hiện dịch vụ như sau:

  1. Tư vấn, kiểm tra các yếu tố quan trọng liên quan đến việc thay đổi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp như: tên doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động…
  2. Soạn thảo các tài liệu, hồ sơ, bao gồm: thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thông báo các quyết định, sửa đổi các điều lệ, giấy ủy quyền…
  3. Trình khách hàng xét duyệt và ký hồ sơ trực tiếp
  4. Thay doanh nghiệp, đại diện nộp hồ sơ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT.
  5. Theo dõi quá trình xử lý của sở, tiếp nhận thông báo với khách hàng và bổ sung hồ sơ (nếu được sở yêu cầu)
  6. Thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục khác như:  đăng ký con dấu, thuế..
  7. Nhận kết quả và bàn giao giấy phép kinh doanh tận nơi khách hàng.

Các tài liệu khách hàng cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ

Để Phạm Gia thực hiện dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tphcm hay các khu vực khác, Quý khách hàng cần chuẩn bị và cung cấp các tài liệu sau:

  1. Các thông tin cần thay đổi khi đăng ký doanh nghiệp
  2. Bản sao công chứng chứng minh nhân dân/ Căn cước/ hộ chiếu (đối với các trường hợp thay đổi thành viên/ người đại diện)
  3. Bản chụp đăng ký doanh nghiệp hiện tại
  4. Các tài liệu khác theo sự hướng dẫn của Phạm Gia

Những thắc mắc thường gặp về việc thay đổi giấy phép kinh doanh 

Doanh nghiệp cần thay đổi giấy phép kinh doanh khi nào? 

Việc đăng ký kinh doanh trong năm 2024 đã được cập nhật và điều chỉnh một số nội dung. Do đó, các doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét để việc kinh doanh thuận lợi và tuân thủ mọi quy định của pháp luật. 

Doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi giấy phép kinh doanh khi:

  • Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty
  • Thay đổi tên hoạt động của công ty: tên pháp lý, tên thương hiệu, tên viết tắt và tên nước ngoài
  • Tăng/ giảm vốn điều lệ của công ty
  • Thay đổi tỷ lệ góp vốn của các thành viên trong doanh nghiệp
  • Bổ sung/ cập nhật ngành nghề kinh doanh
  • Thay đổi loại hình công ty
  • Thay đổi thông tin người đại diện, các thành viên góp vốn của doanh nghiệp

Doanh nghiệp không cần thực hiện thay đổi GPKD khi:

  • Thay đổi thông tin về cổ đông trong công ty cổ phần
  • Thay đổi cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

Doanh nghiệp không được thực hiện đăng ký/ thay đổi GPKD khi:

  • Doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể.
  • Doanh nghiệp đã bị phòng đăng ký kinh doanh thu hồi hoặc ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp không được đăng ký theo yêu cầu của Tòa án/ cơ quan chức năng có thẩm quyền.

nhung-thac-mac-thuong-gap-cua-khach-hang-ve-dich-vu-thay-doi-giay-phep-kinh-doanh

Những thắc mắc phổ biến về dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

Xem thêm: Vốn Điều Lệ Là Gì? Quy Định Vốn Điều Lệ Đối Với Doanh Nghiệp

Thời gian hoàn thành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh

Dịch vụ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh không yêu cầu hồ sơ và quy trình làm việc phức tạp. Do đó, chỉ cần 3-5 ngày để Phạm Gia hoàn thành, nộp hồ sơ tại sở và bàn giao giấy phép kinh doanh mới tới khách hàng.

Phạm Gia cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại những khu vực nào?

Để sử dụng dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tphcm, quý khách hàng có thể lựa chọn địa chỉ văn phòng Phạm Gia gần nhất như:

  • Trụ sở chính: 441/3/4 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Văn phòng Bình Chánh: D7/5L Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TPHCM
  • Văn phòng TP Thủ Đức: 531 Nguyễn Duy Trinh, P. Bình Trưng Đông, TP. Thủ Đức

Ngoài ra, Phạm Gia cũng cung cấp dịch vụ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh tại các thành phố khác như:

  • Văn phòng Cần Thơ: C6-16, Đường số 14A, KDC Hoàng Quân, P. Thường Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
  • Văn phòng Hà Nội: P328, TT E5 Phương Mai, Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Văn phòng Ninh Bình: Khánh Thiện, Yên Khánh / Ân Hòa, Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình

Doanh nghiệp sẽ phải đóng mức phạt bao nhiêu nếu chậm thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh tới cơ quan đăng ký?

  1. Doanh nghiệp quá hạn thông báo từ 1- 30 ngày sẽ phải đóng mức phạt hành chính từ 500.000 – 1.000.000 đồng.
  2. Doanh nghiệp quá hạn thông báo từ 31 – 90 ngày sẽ phải đóng mức phạt hành chính từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng.
  3. Doanh nghiệp quá hạn thông báo 91 ngày trở lên sẽ phải đóng mức phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

Như vậy bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thủ tục và những yếu tố quan trọng trong việc thay đổi giấy phép kinh doanh. Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp về dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, đừng ngần ngại liên hệ PHẠM GIA để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ

KẾ TOÁN PHẠM GIA

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giảphamgia

Kế Toán Phạm Gia được thành lập bởi các chuyên gia là giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kế toán thuế, kế toán dịch vụ với hơn 10 năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và kiến thức thực tế trong lĩnh vực tư vấn thuế, dịch vụ kế toán, tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư chứng khoán,…

Xem thêm
Bài viết liên quan
  • quy-trinh-thanh-lap-doanh-nghiep-nho

    Quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ từ A đến Z

    Để đảm bảo sự thành công bền vững trên hành trình khởi nghiệp với các mô hình doanh nghiệp nhỏ, bạn cần tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ và thống nhất. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một bản mô tả chi tiết nhất về quy trình thành lập doanh nghiệp...

  • chi phi thanh lap cong ty tnhh 2 thanh vien

    Chi phí thành lập công ty TNHH 2 thành viên

    Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) 2 thành viên là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định khởi nghiệp, việc hiểu rõ chi phí thành lập công ty TNHH 2 thành viên là rất quan trọng. Đó không chỉ là những khoản phí...

  • thanh lap cong ty co phan hay cong ty tnhh

    Nên thành lập công ty Cổ phần hay công ty TNHH?

    Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một trong những quyết định quan trọng nhất mà các nhà sáng lập cần phải đưa ra khi bắt đầu kinh doanh. Quyết định này không chỉ không chỉ ảnh hưởng đến cách thức quản lý và hoạt động của công ty mà còn liên quan đến...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!