Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào?

Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào?

Hộ kinh doanh cá thể là một trong những loại hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, phù hợp với các cá nhân hoặc hộ gia đình muốn hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà nhiều hộ kinh doanh quan tâm là cách thức nộp thuế sao cho đúng quy định, tránh sai sót và rủi ro pháp lý. 

Trong bài viết này, Kế Toán Phạm Gia sẽ giúp bạn hiểu rõ về các loại thuế phải nộp, cách tính và thủ tục nộp thuế cho hộ kinh doanh cá thể.

Hộ kinh doanh cá thể phải nộp những loại thuế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hộ kinh doanh cá thể phải nộp các loại thuế sau:

Thuế môn bài

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 25/02/2020), mức lệ phí môn bài áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể được xác định dựa trên doanh thu bình quân hằng năm. Cụ thể như sau:

Mức doanh thu trong năm

Mức thuế môn bài phải nộp

Trên 500 triệu đồng

1.000.000 đồng/năm

Từ 300 – 500 triệu đồng

500.000 đồng/năm

Từ 100 – 300 triệu đồng

300.000 đồng/năm

Trường hợp được miễn thuế môn bài:

  • Hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.
  • Hộ kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định; không hoạt động thường xuyên theo Bộ Tài chính.
  • Hộ kinh doanh sản xuất muối.
  • Hộ kinh doanh nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
  • Hộ kinh doanh lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh sau ngày 25/02/2020 sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Hộ kinh doanh cá thể không kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ mà áp dụng phương pháp khoán. Tức là, cơ quan thuế sẽ ấn định mức thuế khoán dựa trên doanh thu thực tế.

ho-kinh-doanh-ca-the-nop-thue-nhu-the-nao

Công thức tính thuế:

Thuế GTGT = Doanh thu khoán × Tỷ lệ thuế GTGT

Thuế TNCN = Doanh thu khoán × Tỷ lệ thuế TNCN

Tỷ lệ thuế suất hiện hành:

STT

Danh mục ngành nghề

Thuế GTGT

Thuế TNCN

Tổng thuế suất

1

Phân phối, cung cấp hàng hóa

1%

0.5%

1.5%

2

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

5%

2%

7%

3

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

3%

1,5%

4.5%

4

Hoạt động kinh doanh khác

2%

1%

3%

>>> Xem thêm: Danh mục hàng hóa được giảm thuế GTGT năm 2025

Lưu ý: 

  • Tiền thuế phải nộp trong năm sẽ được tính dựa trên doanh thu thực tế của các tháng hộ kinh doanh hoạt động.
  • Hộ kinh doanh có doanh thu chịu thuế từ 100 triệu đồng/năm trở xuống sẽ không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
  • Nếu cá nhân nộp thuế khoán nhưng kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch (do mới bắt đầu kinh doanh, kinh doanh theo mùa vụ hoặc tạm ngừng/nghỉ kinh doanh) thì để xác định có được miễn thuế hay không, cơ quan thuế sẽ quy đổi doanh thu thực tế sang mức doanh thu bình quân cả năm (12 tháng). Nếu doanh thu quy đổi này từ 100 triệu đồng/năm trở xuống, cá nhân sẽ không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

Bên cạnh các loại thuế kể trên, hộ kinh doanh cá thể có thể phải đóng thêm thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu hoạt động kinh doanh liên quan đến các mặt hàng thuộc diện chịu thuế theo quy định của pháp luật.

ho-kinh-doanh-ca-the-nop-thue-nhu-the-nao

Hướng dẫn cách kê khai và nộp thuế cho hộ kinh doanh cá thể

Nếu bạn đang thắc mắc: “Hộ kinh doanh cá thể đóng thuế như thế nào?”, hãy làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai thuế

  • Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Bản sao hợp đồng kinh doanh đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
  • Bản sao biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng (nếu có).
  • Bảng kê hàng hóa theo từng trường hợp cụ thể:
    • Bảng kê chi tiết về hàng hóa trao đổi, mua bán đối với hàng nhập khẩu từ cư dân biên giới.
    • Bảng kê thu mua hàng nông sản đối với hàng nông sản trong nước.
    • Tài liệu chứng minh nguồn gốc đối với hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế

Nộp tại UBND xã, phường, thị trấn: Dành cho hộ kinh doanh áp dụng phương pháp thuế khoán. Thời hạn nộp hồ sơ là trước ngày 05/12 hàng năm.

Nộp tại Đội thuế LXP hoặc bộ phận một cửa: Áp dụng cho hộ kinh doanh mới đăng ký hoạt động hoặc có sự thay đổi về phương pháp kê khai thuế. Hồ sơ phải được nộp trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi phương pháp kê khai.

ho-kinh-doanh-ca-the-nop-thue-nhu-the-nao

Dịch vụ hỗ trợ nộp thuế cho hộ kinh doanh cá thể

Đã có nhiều hộ kinh doanh cá thể gặp rắc rối không đáng có do sai sót khi tự kê khai và nộp thuế. Thấu hiểu khó khăn đó, Kế Toán Phạm Gia cung cấp dịch vụ báo cáo thuế trọn gói chỉ từ 295k, bao gồm:

  • Tư vấn và hướng dẫn thủ tục đóng thuế đúng quy định.
  • Thay mặt doanh nghiệp nộp thuế môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN.
  • Giải đáp mọi vướng mắc về thuế và kế toán.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0933 897 287 để được tư vấn chi tiết hơn về các quy định đóng thuế dành cho hộ kinh doanh cá thể và hỗ trợ tận tình thủ tục kê khai.

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giảPhạm Xuân Hiệu

Tốt nghiệp cả hai trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu và Đại học Kinh tế TPHCM. Ông Xuân Hiệu là người đứng đầu công ty Kế Toán Phạm Gia, một công ty chuyên tư vấn, cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực kế toán và tài chính cực kỳ uy tín. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng với trình độ chuyên môn cao và kiến thức thực tế trong lĩnh vực tư vấn thuế, dịch vụ kế toán, tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư chứng khoán,… Ông và công ty đến nay đã cung cấp cho Quý khách hàng và đối tác những dịch vụ có chất lượng, uy tín và chuyên nghiệp, thỏa mãn nhu cầu ngày càng phát triển của các Doanh nghiệp.

Xem thêm
Bài viết liên quan
  • Làm Lý Lịch Tư Pháp Số 1 Cần Những Gì ?

    Nếu bạn đang xin việc, làm thủ tục định cư hay bổ sung hồ sơ pháp lý, lý lịch tư pháp số 1 có thể là giấy tờ bắt buộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm lý lịch tư pháp số 1 cần những gì ? Hãy cùng Kế Toán Phạm Gia tìm hiểu...

  • Làm Lý Lịch Tư Pháp Số 2 Cần Những Gì

    Làm Lý Lịch Tư Pháp Số 2 Cần Những Gì ?

    So với lý lịch tư pháp số 1, lý lịch tư pháp số 2 có sự khác biệt rõ rệt về đối tượng sử dụng và nội dung thông tin. Để xin được giấy tờ này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và tuân thủ quy trình chặt chẽ. Vậy, làm lý lịch...

  • Thủ tục đóng mã số thuế khi giải thể doanh nghiệp

    Giải thể doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là chấm dứt hoạt động kinh doanh mà còn kéo theo hàng loạt thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục đóng mã số thuế (MST). Tuy nhiên, mỗi Chi cục Thuế có thể có yêu cầu hồ sơ khác nhau, khiến nhiều doanh nghiệp gặp...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận