Hành vi trốn thuế, gian lận khi nộp thuế & mức phạt cần biết

Hành vi trốn thuế, gian lận khi nộp thuế & mức phạt cần biết

Có thể bạn đã nghe nhiều về trốn thuế và gian lận thuế nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ hành vi nào bị xem là vi phạm và mức xử phạt cụ thể ra sao không? Hãy cùng Kế Toán Phạm Gia tìm hiểu ngay để tránh những sai lầm không đáng có nhé!

Nhận diện hành vi trốn thuế, gian lận khi nộp thuế

Trốn thuế và gian lận thuế là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến tính công bằng trong hệ thống thuế. Một số trường hợp do cố ý nhưng cũng có nhiều người vi phạm do thiếu hiểu biết. Vậy những hành vi nào bị coi là trốn thuế, gian lận thuế?

Theo Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019, các hành vi sau được xem là trốn thuế, gian lận thuế bao gồm:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế hoặc nộp chậm trên 90 ngày.
  • Không ghi chép đầy đủ sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế.
  • Không xuất hóa đơn hoặc ghi giá trị hóa đơn thấp hơn thực tế.
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để kê khai sai nhằm giảm thuế phải nộp hoặc tăng thuế được miễn, giảm, hoàn.
  • Khai sai hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng không điều chỉnh sau thông quan.
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu trốn thuế.
  • Sử dụng hàng hóa miễn thuế không đúng mục đích nhưng không khai báo.
  • Không thông báo khi tạm ngừng kinh doanh nhưng vẫn có hoạt động kinh doanh.

hanh-vi-tron-thue-gian-lan-thue

Hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt như thế nào?

Mức xử phạt hành chính 

Theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, mức xử phạt hành vi trốn thuế dao động từ 1 – 3 lần số thuế trốn. Cụ thể:

Phạt 1 lần số thuế trốn nếu có tình tiết giảm nhẹ khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Không nộp hoặc chậm nộp hồ sơ khai thuế trên 90 ngày.
  • Không ghi sổ sách kế toán, kê khai sai thuế phải nộp.
  • Không lập hoặc lập sai hóa đơn để trốn thuế.
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
  • Lợi dụng chính sách miễn, giảm thuế sai mục đích.
  • Không thông báo khi tạm ngừng kinh doanh.

Phạt 1,5 lần số thuế trốn nếu không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ.

Phạt 2 lần số thuế trốn nếu có 1 tình tiết tăng nặng.

Phạt 2,5 lần số thuế trốn nếu có 2 tình tiết tăng nặng.

Phạt 3 lần số thuế trốn nếu có từ 3 tình tiết tăng nặng trở lên.

hanh-vi-tron-thue-gian-lan-thue

Mức xử phạt hình sự

Đối với cá nhân:

  • Phạt tiền từ 100 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm nếu trốn thuế sau đây với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng tái phạm hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích.
  • Phạt tiền từ 500 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 3 năm nếu phạm tội có tổ chức, số thuế trốn từ 300 triệu đến dưới 1 tỷ đồng, lợi dụng chức vụ/quyền hạn trốn thuế, phạm tội từ 2 lần trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm.
  • Phạt tiền từ 1,5 đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 đến 7 năm nếu số thuế trốn từ 1 tỷ đồng trở lên.
  • Ngoài ra, có thể bị phạt bổ sung từ 20 đến 100 triệu đồng, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm.

Đối với pháp nhân:

  • Phạt tiền từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng nếu số thuế trốn từ 200 đến dưới 300 triệu đồng hoặc từ 100 đến dưới 200 triệu đồng nhưng tái phạm.
  • Phạt tiền từ 1 đến 3 tỷ đồng nếu vi phạm nghiêm trọng.
  • Phạt tiền từ 3 đến 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động 6 tháng – 3 năm nếu vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu vi phạm theo Điều 79 Bộ luật Hình sự.
  • Phạt bổ sung từ 50 đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh hoặc huy động vốn 1 đến 3 năm.

>>> Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào?

Một số câu hỏi thường gặp

Trốn thuế là vi phạm hành chính hay hình sự? 

Hành vi trốn thuế hoặc gian lận khi nộp thuế có thể bị xử phạt hành chính, cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ vi phạm. Chi tiết về từng mức độ xử lý đã được trình bày ở phần trên.

hanh-vi-tron-thue-gian-lan-thue

Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trốn thuế là bao lâu?

Theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

  • 5 năm: Tội phạm ít nghiêm trọng.
  • 10 năm: Tội phạm nghiêm trọng.
  • 15 năm: Tội phạm rất nghiêm trọng.
  • 20 năm: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày hành vi phạm tội xảy ra. Nếu trong thời gian này, người phạm tội tiếp tục vi phạm (với mức phạt cao nhất trên 1 năm tù), thời hiệu sẽ được tính lại từ ngày phạm tội mới. Nếu người phạm tội bị truy nã, thời hiệu sẽ được tính lại từ khi họ ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi công ty trốn thuế?

Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hành vi trốn thuế, trách nhiệm có thể thuộc về nhiều cá nhân khác nhau, bao gồm: giám đốc, người đại diện pháp luật, thành viên hội đồng thành viên, cổ đông, kế toán, kế toán trưởng…

Không nhất thiết phải là người trực tiếp thực hiện hành vi trốn thuế mới bị truy cứu trách nhiệm, những cá nhân có liên quan cũng có thể bị xử lý với tư cách đồng phạm.

Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác cần giải đáp hoặc muốn đăng ký dịch vụ báo cáo thuế trọn gói để để tối ưu thời gian và đảm bảo tuân thủ pháp luật, hãy liên hệ Kế Toán Phạm Gia qua hotline 0933 897 287!

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giảPhạm Xuân Hiệu

Tốt nghiệp cả hai trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu và Đại học Kinh tế TPHCM. Ông Xuân Hiệu là người đứng đầu công ty Kế Toán Phạm Gia, một công ty chuyên tư vấn, cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực kế toán và tài chính cực kỳ uy tín. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng với trình độ chuyên môn cao và kiến thức thực tế trong lĩnh vực tư vấn thuế, dịch vụ kế toán, tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư chứng khoán,… Ông và công ty đến nay đã cung cấp cho Quý khách hàng và đối tác những dịch vụ có chất lượng, uy tín và chuyên nghiệp, thỏa mãn nhu cầu ngày càng phát triển của các Doanh nghiệp.

Xem thêm
Bài viết liên quan
  • Làm Lý Lịch Tư Pháp Số 1 Cần Những Gì ?

    Nếu bạn đang xin việc, làm thủ tục định cư hay bổ sung hồ sơ pháp lý, lý lịch tư pháp số 1 có thể là giấy tờ bắt buộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm lý lịch tư pháp số 1 cần những gì ? Hãy cùng Kế Toán Phạm Gia tìm hiểu...

  • Làm Lý Lịch Tư Pháp Số 2 Cần Những Gì

    Làm Lý Lịch Tư Pháp Số 2 Cần Những Gì ?

    So với lý lịch tư pháp số 1, lý lịch tư pháp số 2 có sự khác biệt rõ rệt về đối tượng sử dụng và nội dung thông tin. Để xin được giấy tờ này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và tuân thủ quy trình chặt chẽ. Vậy, làm lý lịch...

  • Thủ tục đóng mã số thuế khi giải thể doanh nghiệp

    Giải thể doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là chấm dứt hoạt động kinh doanh mà còn kéo theo hàng loạt thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục đóng mã số thuế (MST). Tuy nhiên, mỗi Chi cục Thuế có thể có yêu cầu hồ sơ khác nhau, khiến nhiều doanh nghiệp gặp...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận