Tất tần tật các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Tất tần tật các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

quy-dinh-ve-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) không chỉ là một yêu cầu pháp lý bắt buộc mà trở thành xu hướng giúp xây dựng hình ảnh tích cực và nâng cao uy tín trong mắt khách hàng, đối tác. Để hiểu rõ hơn về các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến CSR, mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây của Kế Toán Phạm Gia!

quy-dinh-ve-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep
Tìm hiểu quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được chia làm hai phần chính bao gồm quyền và nghĩa vụ. Cụ thể như sau:

Quyền của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020

  • Quyền tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
  • Quyền lựa chọn và điều chỉnh hình thức tổ chức, quy mô, ngành nghề, địa bàn kinh doanh và các phương thức kinh doanh.
  • Quyền tự chủ trong việc huy động và sử dụng vốn.
  • Quyền tìm kiếm thị trường và khách hàng, ký kết hợp đồng kinh doanh.
  • Quyền tham gia hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
  • Quyền tuyển dụng, thuê lao động và sử dụng nhân sự theo quy định của pháp luật.
  • Quyền ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Quyền sở hữu và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
  • Quyền từ chối yêu cầu không hợp pháp từ cơ quan, tổ chức hay cá nhân.
  • Quyền tham gia tố tụng và khiếu nại theo quy định.
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
cac-quy-dinh-ve-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep
Quy định về quyền của doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm

Nghĩa vụ của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020

  • Doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề có yêu cầu đặc biệt và duy trì đủ các điều kiện này trong suốt quá trình hoạt động.
  • Doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp, báo cáo các thay đổi và công khai thông tin về hoạt động của mình theo đúng quy định.
  • Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các thông tin trong hồ sơ đăng ký và báo cáo, phải sửa chữa các sai sót khi phát hiện.
  • Doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, không phân biệt đối xử và tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp cho họ. Đồng thời thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và y tế cho nhân viên.
  • Nghĩa vụ khác theo yêu cầu của pháp luật.
quy-dinh-ve-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep
Quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp

Các bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về trách nhiệm xã hội, nhiều bộ tiêu chuẩn đã được phát triển, nhằm cung cấp các hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện CSR. Một số tiêu chuẩn phổ biến bao gồm:

ISO 45001:2018

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 45001 ban hành vào năm 2018, nhấn mạnh mục tiêu tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động. Tiêu chuẩn này giúp các doanh nghiệp kiểm soát, giảm thiểu và cải thiện các biện pháp an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc. Với sự công nhận rộng rãi trên toàn cầu, ISO 45001 hướng tới mục tiêu bảo vệ an toàn lao động trong mọi lĩnh vực.

SA 8000

SA 8000 là tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội được xây dựng nhằm bảo vệ quyền lợi cơ bản của người lao động trong các tổ chức và doanh nghiệp. Được phát triển vào năm 2001, tiêu chuẩn này dựa trên các công ước của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền và luật lao động quốc gia. 

SA 8000 cung cấp các tiêu chí chặt chẽ trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn, công bằng và nhân văn cho người lao động, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp phải minh bạch và công khai trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.

Các yêu cầu chính trong tiêu chuẩn này bao gồm:

  • Cấm phân biệt đối xử và cưỡng bức lao động.
  • Bảo vệ quyền lợi của trẻ em và lao động vị thành niên.
  • Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh.
  • Cung cấp quyền tham gia cho người lao động vào các hoạt động của công ty.
trach-nhiem-xa-hoi
Tiêu chuẩn SA 8000

BSCI 

BSCI (Business Social Compliance Initiative) là một sáng kiến được Hiệp hội Ngoại thương (FTA) phát động vào năm 2003. Mục tiêu của BSCI là tạo ra nền tảng chung để áp dụng các quy tắc đạo đức nhằm nâng cao điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thông qua cam kết mạnh mẽ từ các thành viên tham gia.

SMETA 

SMETA (Sedex Members Ethical Trade Audit) là tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc đạo đức của doanh nghiệp liên quan đến quyền lợi lao động, điều kiện làm việc và bảo vệ môi trường. 

Ngoài các tiêu chuẩn đã nêu, còn có nhiều bộ tiêu chuẩn khác như WRAP (cho ngành dệt may) và EICC-RBA (cho ngành công nghiệp điện tử). Mặc dù các tiêu chuẩn này có phạm vi bao quát và các tiêu chí chung tương tự nhau, nhưng mức độ yêu cầu có thể khác biệt tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên lĩnh vực, yêu cầu của đối tác, thị trường và năng lực nội bộ để chọn lựa tiêu chuẩn phù hợp.

Vì sao doanh nghiệp cần quan tâm đến các quy định về trách nhiệm xã hội?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay CSR (tên viết tắt tiếng anh của Corporate Social Responsibility) là một cam kết của các tổ chức kinh doanh trong việc hoạt động một cách có đạo đức, tuân thủ pháp luật và góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng. 

CSR vượt qua phạm vi lợi nhuận thuần túy, khuyến khích doanh nghiệp đóng góp giá trị cho xã hội thông qua các sáng kiến tự nguyện, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, hỗ trợ cộng đồng khó khăn, phát triển giáo dục và cải thiện phúc lợi của người lao động. 

Nếu thực hiện đúng các quy định về trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp không chỉ tuân thủ pháp luật mà còn xây dựng được hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng và các bên liên quan, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp.

CSR
CSR giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực

Tùy thuộc vào định hướng và nguồn lực của mỗi doanh nghiệp, nhiệm xã hội sẽ được triển khai theo nhiều cách khác nhau. Nếu bạn cần tư vấn để xây dựng chiến lược CSR phù hợp, hãy liên hệ ngay với Kế Toán Phạm Gia – chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp và các quy định liên quan. 

Kế Toán Phạm Gia sẽ mang đến cho bạn những giải pháp tối ưu nhất, giúp doanh nghiệp vừa đạt được mục tiêu kinh doanh, vừa đóng góp tích cực cho xã hội. Liên hệ hotline 0933 897 287 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá post
Tác giảPhạm Xuân Hiệu

Tốt nghiệp cả hai trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu và Đại học Kinh tế TPHCM. Ông Xuân Hiệu là người đứng đầu công ty Kế Toán Phạm Gia, một công ty chuyên tư vấn, cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực kế toán và tài chính cực kỳ uy tín. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng với trình độ chuyên môn cao và kiến thức thực tế trong lĩnh vực tư vấn thuế, dịch vụ kế toán, tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư chứng khoán,… Ông và công ty đến nay đã cung cấp cho Quý khách hàng và đối tác những dịch vụ có chất lượng, uy tín và chuyên nghiệp, thỏa mãn nhu cầu ngày càng phát triển của các Doanh nghiệp.

Xem thêm
Bài viết liên quan
  • Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn đối tác kinh doanh 

    Lựa chọn đối tác kinh doanh như việc lựa chọn một người bạn đồng hành trên con đường kinh doanh. Một quyết định sai lầm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thành bại của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để tìm được một đối tác phù hợp? Cùng Kế Toán Phạm Gia...

  • luu-y-khi-soan-thao-hop-dong-voi-doi-tac

    Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng với đối tác

    Bạn đã dành nhiều ngày để soạn thảo hợp đồng nhưng vẫn chưa hoàn thiện? Bạn muốn đảm bảo hợp đồng luôn chặt chẽ và tránh những tranh chấp không đáng có? Đọc ngay bài viết dưới đây của Kế Toán Phạm để nắm vững những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng với đối...

  • tu-van-dang-ky-bao-hiem-xa-hoi-cho-nhan-vien

    Tư vấn đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên 

    Đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là minh chứng cho sự quan tâm của doanh nghiệp đến quyền lợi và đời sống của người lao động. Trong bài viết dưới đây, Kế Toán Phạm Gia sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình đăng...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận