Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm

Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm

thu-tuc-dang-ky-so-huu-tri-tue-cho-san-pham

Bạn đã từng nảy ra một ý tưởng độc đáo cho sản phẩm của mình nhưng bạn lo lắng vì  chưa biết làm thế nào để bảo vệ ý tưởng đó khỏi bị sao chép? Hãy cùng Kế Toán Phạm Gia tìm hiểu thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ trong bài viết dưới đây để bảo vệ ý tưởng của bạn một cách hiệu quả!

thu-tuc-dang-ky-so-huu-tri-tue-cho-san-pham
Tìm hiểu thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Những việc cần làm trước khi đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm

Xác định loại hình SHTT phù hợp

Trước khi bắt đầu thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định loại hình sở hữu trí tuệ (SHTT) phù hợp với sản phẩm của mình. 

Tùy theo tính chất và đặc điểm của sản phẩm, bạn có thể đăng ký các quyền sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế hoặc quyền tác giả. 

Việc xác định chính xác loại hình SHTT sẽ giúp quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Kiểm tra khả năng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Sau khi đã xác định được loại hình sở hữu trí tuệ cần đăng ký, bước tiếp theo là tiến hành tra cứu để kiểm tra xem sản phẩm của bạn có đủ điều kiện được bảo hộ hay không, đồng thời xác định liệu sản phẩm của bạn có bị trùng lặp hoặc tương tự với các sản phẩm đã được đăng ký trước đó hay không.

Điều này giúp tránh tình trạng đơn đăng ký bị từ chối do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên thứ ba, đồng thời đảm bảo rằng sản phẩm của bạn sẽ được bảo vệ độc quyền một cách hợp pháp. 

dang-ky-so-huu-tri-tue
Kiểm tra khả năng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thường bao gồm:

  • Đơn đăng ký theo mẫu quy định của Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Mẫu nhãn hiệu: Cung cấp 10 mẫu nhãn hiệu rõ nét ở nhiều kích thước khác nhau (bao gồm 1 mẫu đính kèm trong đơn đăng ký). 
  • Danh mục sản phẩm/dịch vụ sử dụng nhãn hiệu.
  • Giấy ủy quyền nếu có người đại diện nộp đơn.
  • Phiếu thu nộp lệ phí theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, hoặc các văn phòng đại diện tại TP.HCM và Đà Nẵng.

Bước 3: Chờ kết quả thẩm định hồ sơ

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhãn hiệu cho sản phẩm

Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhãn hiệu cho sản phẩm của mình.

>>> Xem thêm: Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp 

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
  • Một bản mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp, bao gồm cả hình ảnh minh họa nếu có.
  • 04 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ của kiểu dáng.
  • Giấy ủy quyền nếu hồ sơ nộp qua đại diện.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Bản sao chứng từ thanh toán phí, lệ phí (nếu thanh toán qua bưu điện hoặc chuyển khoản).

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Chờ và nhận kết quả thẩm định 

Sau khi hồ sơ được thẩm định và chấp thuận, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình.

thu-tuc-dang-ky-so-huu-tri-tue-cho-san-pham
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm

Đăng ký sáng chế cho sản phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

  • Tờ khai đăng ký sáng chế.
  • Hai bản mô tả chi tiết sáng chế và yêu cầu bảo hộ.
  • Hai bản tóm tắt sáng chế.
  • Tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Bản sao chứng từ thanh toán phí, lệ phí (nếu thanh toán qua bưu điện hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện).

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua hệ thống nộp đơn trực tuyến.

Bước 3: Chờ kết quả thẩm định hồ sơ

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét tính mới và khả năng ứng dụng của sản phẩm để quyết định việc cấp quyền sở hữu.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Sau khi thẩm định thành công, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình.

Đăng ký quyền tác giả cho sản phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả (bao gồm cả bản điện tử).
  • Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp đơn không phải là tác giả).
  • Tài liệu chứng minh quyền sở hữu sáng tạo hoặc quyền được chuyển nhượng, thừa kế, hoặc giao nhiệm vụ sáng tạo.
  • Văn bản đồng ý của đồng tác giả (nếu có).
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung).

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Hồ sơ có thể nộp tại Cục Bản quyền tác giả, các điểm tiếp nhận hồ sơ tại TP.HCM, Đà Nẵng hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ bản gốc có thể được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Bước 3: Chờ thẩm định hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận quyền tác giả

Sau khi hồ sơ được thẩm định, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu tác phẩm.

thu-tuc-dang-ky-so-huu-tri-tue-cho-san-pham
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Nếu bạn là một startup và đang cần hỗ trợ trong việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, Kế Toán Phạm Gia sẽ là đối tác lý tưởng. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, giúp bạn không chỉ hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ mà còn hỗ trợ tận tình các yêu cầu pháp lý khác. 

Hãy liên hệ ngay với Kế Toán Phạm Gia để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển vững chắc ngay từ những bước đầu tiên!

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giảPhạm Xuân Hiệu

Tốt nghiệp cả hai trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu và Đại học Kinh tế TPHCM. Ông Xuân Hiệu là người đứng đầu công ty Kế Toán Phạm Gia, một công ty chuyên tư vấn, cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực kế toán và tài chính cực kỳ uy tín. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng với trình độ chuyên môn cao và kiến thức thực tế trong lĩnh vực tư vấn thuế, dịch vụ kế toán, tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư chứng khoán,… Ông và công ty đến nay đã cung cấp cho Quý khách hàng và đối tác những dịch vụ có chất lượng, uy tín và chuyên nghiệp, thỏa mãn nhu cầu ngày càng phát triển của các Doanh nghiệp.

Xem thêm
Bài viết liên quan
  • Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn đối tác kinh doanh 

    Lựa chọn đối tác kinh doanh như việc lựa chọn một người bạn đồng hành trên con đường kinh doanh. Một quyết định sai lầm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thành bại của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để tìm được một đối tác phù hợp? Cùng Kế Toán Phạm Gia...

  • luu-y-khi-soan-thao-hop-dong-voi-doi-tac

    Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng với đối tác

    Bạn đã dành nhiều ngày để soạn thảo hợp đồng nhưng vẫn chưa hoàn thiện? Bạn muốn đảm bảo hợp đồng luôn chặt chẽ và tránh những tranh chấp không đáng có? Đọc ngay bài viết dưới đây của Kế Toán Phạm để nắm vững những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng với đối...

  • tu-van-dang-ky-bao-hiem-xa-hoi-cho-nhan-vien

    Tư vấn đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên 

    Đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là minh chứng cho sự quan tâm của doanh nghiệp đến quyền lợi và đời sống của người lao động. Trong bài viết dưới đây, Kế Toán Phạm Gia sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình đăng...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận